Tải mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 133 và 200, hướng dẫn cách viết phiếu

Mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 133 và 200 được ban hành bởi Bộ Tài chính sẽ giúp theo dõi số lượng vật tư, công cụ xuất kho. Phiếu xuất kho còn giúp các bộ phận theo dõi lượng hàng tồn kho để từ đó có sự điều chỉnh hàng hóa một cách phù hợp.

1. Phiếu xuất kho là gì?

 Phiếu xuất kho là gì?

Mẫu phiếu xuất kho không chỉ giúp cho quản lý kho nắm bắt được số lượng hàng hóa ra vào mà còn nắm được lượng hàng tồn kho để điều chỉnh việc cung ứng cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: mẫu phiếu giao hàng

2. Mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 133

Mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 133

Đây là mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 133/2016/TT-BTC

3. Mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 200

Mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 200

Đây là mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Tải mẫu phiếu xuất kho: TẠI ĐÂY

Tìm hiểu thêm: mẫu phiếu xuất kho

4. Hướng dẫn cách viết phiếu xuất kho

Khi lập mẫu phiếu xuất kho phải ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu; họ tên người nhận hàng, tên đơn vị (bộ phận); số hóa đơn hoặc lệnh xuất kho, ngày, tháng, năm theo hóa đơn; lý do xuất kho, và tên kho xuất.

Mẫu phiếu xuất kho gồm các thông tin cơ bản sau:

  • Ngày, tháng, năm lập phiếu
  • Họ và tên người nhận hàng
  • Địa chỉ hoặc bộ phận
  • Số hóa đơn hoặc lệnh xuất kho
  • Lý do xuất kho
  • Xuất tại kho
  • Địa điểm

Tiếp theo đến bảng biểu thống kê số lượng xuất kho. Cụ thể như sau:

  • Cột A: là cột số thứ tự của vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa,…
  • Cột B: Tên của hàng hóa, vật tư xuất kho
  • Cột C: mã số nếu có, nếu không có thể bỏ qua
  • Cột D: Đon vị tính sẽ ghi theo hóa đơn
  • Cột 1: là số lượng theo yêu cầu của người nhập
  • Cột 2: là số lượng thực tế xuất kho có thể ít hơn hoặc bằng số lượng yêu cầu
  • Cột 3: Đơn giá cho một đơn vị hàng hóa chưa bao gồm thuế
  • Cột 4: là giá trị của đơn giá nhân với số lượng
  • Dòng cộng: cộng tổng các cột số lượng, đơn giá, thành tiền.
  • Tổng sổ tiền viết bằng chữ: là số tiền bằng chữ ở cột thành tiền trên phiếu xuất kho

Việc lập phiếu xuất kho là do bộ phận có trách nhiệm theo quy định từng đơn vị, lập thành 3 liên. Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu, kế toán trưởng ký. Sau đó đến giám đốc ký. Cuối cùng ghi rõ ngày, tháng, năm lập, người nhận hàng ký, ghi rõ họ tên sau khi xuất kho.

3 liên trong mẫu phiếu xuất kho sẽ gồm: liên 1 sẽ được lưu ở bộ phận lập phiếu, liên 2 do thủ kho giữ ghi vào thẻ kho và chuyển cho kế toán, liên 3 sẽ giao cho người nhận hàng.

6. Các bước xuất kho hàng

Các bước xuất kho hàng chính là quy trình quản lý, kiểm soát hàng hóa xuất kho tùy theo quy định của từng doanh nghiệp. Các bước xuất kho hàng sẽ theo 4 loại mục đích sau: xuất kho hàng để bán hàng, xuất kho sản xuất, xuất kho hàng để lắp ráp và xuất kho hàng để chuyển kho. Mỗi mục đích xuất kho sẽ tuân theo một quy trình các bước khác nhau.

6.1. Đối với xuất kho hàng hóa để bán hàng

  • Bộ phận kinh doanh sẽ gửi yêu cầu xuất hàng cho kế toán cùng đơn hàng
  • Sau khi nhận được đơn hàng, kế toán sẽ kiểm tra lại lượng hàng tồn kho. Trường hợp đủ sẽ cho xuất, còn không sẽ phản hổi lại.
  • Kế toán lập phiếu kho dựa theo thông tin trên đơn hàng, chuyển cho thủ kho để xuất hàng.
  • Thủ kho khi nhận đủ thông tin trên phiếu xuất kho sẽ chuẩn bị sẵn hàng hóa theo yêu cầu. Phiếu xuất kho cần có chữ ký xác nhận đầy đủ của các bộ phận: kế toán, thủ kho, người nhận hàng.
  • Thủ kho và kế toán cập nhật thông tin kho hàng

6.2. Đối với xuất kho sản xuất

  • Bộ phận sản xuất gửi yêu cầu xuất kho cho ban giám đốc hoặc phòng kế hoạch sản xuất.
  • Ban giám đốc nhận yêu cầu và phê duyệt
  • Sau khi nhận được yêu cầu, kế toán sẽ kiểm tra lại hàng hóa kho, nếu đủ thì tiến hành xuất kho còn không thì phản hồi lại.
  • Thủ kho sẽ là người thực hiện lệnh xuất kho theo yêu cầu và ký xác nhận từ các bộ phận.
  • Thủ kho và kế toán cập nhật thông tin tồn kho sau khi xuất kho.

6.3. Đối với xuất kho hàng hóa để lắp ráp

  • Bộ phận có nhu cầu lắp ráp sẽ gửi yêu cầu đến bộ phận kho hoặc ban giám đốc
  • Bộ phận có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và phê duyệt yêu cầu.
  • Kế toán tiếp nhận yêu cầu, lập phiếu xuất và gửi phiếu đến thủ kho
  • Thủ kho xuất hàng theo yêu cầu
  • Bộ phận có nhu cầu sẽ nhận hàng, kiểm tra
  • Kế toán và thủ kho sẽ là người cập nhật thông tin về tồn kho
  • Sau khi hoàn thiện sản phẩm, bên lắp ráp sẽ chuyển về kho

6.4. Đối với xuất hàng để chuyển kho

  • Đơn vị gửi yêu cầu chuyển kho đến ban giám đốc, cần chỉ rõ địa điểm, lý do chuyển kho
  • Ban giám đốc sẽ nhận yêu cầu và phê duyệt. Nếu đồng ý sẽ chuyển cho kế toán, nếu không sẽ kết thúc quy trình.
  • Kế toán nhận được yêu cầu sẽ cùng phối hợp với kho mới về chính sách, số lượng, thời gian, và lập phiếu xuất kho.
  • Sau xuất kho cần có có kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng, đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên liên quan.
  • Kế toán và thủ kho cùng cập nhật thông tin về kho hàng

Có thể bạn quan tâm: phiếu bảo hành

Hy vọng, Youthvietnam đã cung cấp những thông tin hữu ích về phiếu xuất kho, cách ghi, quy trình xuất kho và mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 133, 200 cho những ai đang cần.