Đăng ký thương hiệu là gì? Thủ tục đăng ký bảo hộ tại cục sở hữu trí tuệ

Đăng ký thương hiệu có chi phí ra sao? Hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu gồm những gì? Quy trình bảo hộ thương hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ như thế nào? Tất cả sẽ được Youththvietnam giải đáp trong bài viết về đăng ký thương hiệu dưới đây!

1. Đăng ký thương hiệu độc quyền cho sản phẩm là gì?

đăng ký thương hiệu là gì

Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ là một thủ tục hành chính thực hiện tại cục sở hữu trí tuệ. Các cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình. Sau các giai đoạn thẩm định, sẽ cấp chứng nhận đăng ký chó doanh nghiệp.

Theo pháp luật, đối tượng, chủ thể có thể đăng ký thương hiệu bao gồm:

  • Cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp có quốc tịch Việt Nam;
  • Cá nhân hoặc các tổ chức nước ngoài.

Điều kiện để đăng ký thương hiệu thành công:

  • Có thể nhìn thấy được. Nhãn hiệu được trình bày dưới dạng hình ảnh, từ ngữ, bằng một hay nhiều màu sắc.
  • Thương hiệu, nhãn hiệu doanh nghiệp có thể phân biệt với các sản phẩm, dịch vụ của hương hiệu khác
  • Không vi phạm các điều kiện theo luật sở hữu trí tuệ, không gây nhầm lẫn hay có tính lừa dối.

Tìm hiểu thêm: thương hiệu là gì

2. Lý do tại sao cần đăng ký thương hiệu trên cục sở hữu trí tuệ

Lý do tại sao cần đăng ký thương hiệu

Thương hiệu chính là căn cứ để khách hàng phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. Để bảo vệ thương hiệu và sản phẩm của mình, các doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký thương hiệu độc quyền. Tránh trường hợp bị các bên khác làm giả, làm nhái thương hiệu. Đông thời là để đảm bảo các vấm đề sau:

  • Chứng minh quyền sở hữu của chủ thể với thương hiệu, nhãn hiệu
  • Được pháp luật công nhận và bảo vệ khi có tranh chấp
  • Ngăn chặn hành vi ăn cắp thương hiệu
  • Sử dụng thương hiệu độc quyền, hoặc nhượng quyền thương hiệu theo mong muốn

XEM THÊM: thiết kế standee

3. Quy trình khi đăng ký bảo hộ thương hiệu

Quy trình khi đăng ký bảo hộ thương hiệu

3.1. Thiết kế thương hiệu

Việc đầu tiên, mỗi cá nhân, doanh nghiệp cần thiết kế thương hiệu một cách phù hợp. Thương hiệu sẽ không thể bảo hộ nếu bị trùng lặp. Vì vậy ngay từ khi đang trong giai đoạn hình thành, công ty cần kiểm tra tính riêng biệt của thương hiệu.

3.2. Tra cứu thương hiệu chuyên sâu

Khi đã có thiết kế thương hiệu (Tên, logo, slogan, …) doanh nghiệp cần tra cứu khả năng bảo hộ. Nếu bị trùng lặp, doanh nghiệp cần có những sửa đổi phù hợp. Còn nếu khả năng bảo hộ cao, các công ty nên nộp đơn đăng ký thương hiệu sớm nhất.

3.3. Nộp đơn đăng ký thương hiệu

Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu theo yêu cầu của cục sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp nên nộp càng sớm càng tốt.

3.4. Theo dõi quá trình xét duyệt đơn

Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ qua nhiều giai đoạn, từ thẩm định hình thức tới nội dung. Nếu có thông báo không hợp lệ, công ty cần có những thay đổi phù hợp. Hoặc khiếu nại nếu cần thiết.

3.5.  Nhận văn bằng bảo hộ từ cục sở hữu trí tuệ

Sau quá trình thẩm định, cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo tới doanh nghiệp dự định cấp văn bằng bảo hộ. Lúc này doanh nghiệp cần đóng lệ phí cấp bằng để được nhận giấy chứng nhận.

Đọc thêm về: nhận diện thương hiệu

4. Chi phí đăng ký bảo hộ là bao nhiêu?

Chi phí đăng ký bảo hộ là bao nhiêu?

4.1. Phí tra cứu thương hiệu

Đây là phí tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ thương hiệu. Nếu doanh nghiệp chỉ tra cứu sơ bộ, rất khó đảm bảo thương hiệu có bảo hộ được hay không.

Chi phí tra cứu chuyên sâu cho thương hiệu: 750.000vnd – 1.000.000vnd.

4.2. Phí nộp đơn đăng ký thương hiệu

Chi phí nộp đơn đăng ký, làm tờ khai bảo hộ thương hiệu là 2.500.000 VND. Đây là chi phí cho nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên, không quá 06 phân nhóm nhỏ.

Doanh nghiệp nên cân nhắc ủy quyền cho bên thứ 3 làm  dịch vụ đăng ký thương hiệu. Bạn sẽ phải trả thêm chi phí tư vấn và một số phí gia tăng khác. Đổi lại, bạn sẽ được hỗ trợ và không cần phải lo lắng về các quy trình làm việc với cục sở hữu trí tuệ.

4.3. Phí cấp văn bằng đăng ký thương hiệu

Phí cấp văn bằng đăng ký thương hiệu: 360.000 VND cho 1 nhóm tối đa phân nhóm nhỏ.

THAM KHẢO THÊM: thiết kế profile công ty xây dựng

5. Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm những yêu cầu gì?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ bao gồm các giấy tờ sau:

  • 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  • 05 mẫu thương hiệu, kích thước 80mm x 80mm
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ cần bảo hộ thương hiệu
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, doanh nghiệp sẽ cần cung cấp thêm các giấy khác như:

  • Giấy ủy quyền (khi thuê bên thứ 3 nộp đơn)
  • Thuyết minh về nhãn hiệu
  • Các tài liệu xác nhận khác nếu có

ĐỌC THÊM: thiết kế bao bì mỹ phẩm

6. Lưu ý về hồ sơ đăng ký thương hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ

Lưu ý về hồ sơ đăng ký thương hiệu
  • Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm 02 bản giống nhau. 01 bản sau đó sẽ được Cục sở hữu trí tuệ trả lại cho doanh nghiệp lưu trữ.
  • Khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được 01 giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu (Văn bằng bảo hộ)
  • Hồ sơ đăng ký bảo hộ được viết bằng tiếng Việt, không dùng từ lóng, từ ngữ địa phương.
  • Bố cục hồ sơ trình bày theo chiều dọc từ trên xuống, từ trái sang phải. In trên một mặt A4. Phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13.

7. Thời gian đăng ký nhận văn bằng bảo hộ

Thời gian các giai đoạn thẩm định khi đăng ký bảo hộ thương hiệu kéo dài từ 20 – 24 tháng, cụ thể

  • Thẩm định về hình thức đơn đăng ký: 1 đến 2 tháng
  • Công bố đơn đăng ký thương hiệu: 1 đến 2 tháng
  • Thẩm định về nội dung đơn đăng ký: từ 18 đến 22 tháng
  • Thông báo cấp văn bằng bảo hộ: khoảng 1 tháng

Tìm hiểu thêm về: công ty thiết kế thương hiệu

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho các doanh nghiệp kiến thức chi tiết về đăng ký thương hiệu. Hy vọng doanh nghiệp bạn đã hiểu rõ hơn về thủ tục cũng nhu lưu ý quan trọng khi muốn bảo hộ thương hiệu của mình.