Phân tích SWOT là gì? Tác dụng và cách sử dụng ma trận SWOT

Phân tích SWOT là một công cụ được dùng để thiết lập chiến lược của một công ty. Đây là mô hình giúp bạn hoạch định chiến lược dài hạn. Hãy cùng Youthvietnam tìm hiểu phân tích SWOT trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phân tích mô hình ma trận SWOT là gì?

SWOT là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh. Mô hình phân tích SWOT là một ma trận phân tích các mối tương quan giữa:

  • Điểm mạnh ( Strengths)
  • Điểm yếu ( Weaknesses)
  • Cơ hội ( Opportunities)
  • Thách thức ( Threats)

Trong một doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, nhờ mô hình phân tích SWOT có thể thấy rõ mục tiêu của mình. Các yếu tố xung quanh công việc kinh doanh, marketing cũng được làm rõ. Phân tích SWOT đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Chúng giúp cho nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng thể về những vấn đề xung quanh doanh nghiệp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: đăng ký thương hiệu

2. Tác dụng của Phân tích SWOT trong kinh doanh

Tác dụng của Phân tích SWOT trong kinh doanh

Tại sao doanh nghiệp cần phân tích SWOT? Ma trận này sẽ giúp công ty liệt kê ra toàn bộ các yếu tố xung quanh hoạt động của doanh nghiệp.

Điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) là các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tiếp thục phát huy các lợi thế vốn có. Hạn chế và đưa ra các giải pháp cho các vấn đề yếu kém đang tồn tại. Hai yếu tố này có thể được lãnh đạo công ty kiểm soát. Chúng liên quan tới quá trình hoạt động, tài sản, cơ sở vật chất công ty.

Cơ hội (O) và thách thức (T) thuộc về các yếu tố ngoài doanh nghiệp. Chúng là hiện thực của thị trường và có tính vĩ mô, doanh nghiệp không thể thay đổi. Đưa ra các yếu tố này, doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt và hạn chế rủi ro.

Doanh nghiệp khi phân tích SWOT sẽ bước đầu tạo nên kế hoạch chiến lược khi kết hợp các yếu tố SWOT với nhau. Từ đó vạch nên lộ trình phát triển phù hợp.

Bạn đã biết: thương hiệu là gì

3. Cách phân tích SWOT

Cách phân tích SWOT

Ma trận phân tích SWOT được trình bày dưới dạng bảng bốn ô, gồm hai hàng và hai cột. Ứng với các yếu tố lần lượt là Điểm mạnh (S) – Điểm yếu (W) – Cơ hội (O) – Thách thức (T).

Nội dung trong các ô được liệt kê, gạch đầu dòng rõ ràng, chính xác. Từ đó phân tích ý nghĩa của các vấn đề.

3.1. Strengths – Điểm mạnh doanh nghiệp

Điểm mạnh (S) là các lợi thế của doanh nghiệp khi so sánh với đối thủ cạnh tranh, hoặc với chính bản thân doanh nghiệp. Các câu hỏi xác định:

  • Các nguồn lực mà doanh nghiệp có? Tài chính, dữ liệu, thông tin, …
  • Lợi thế của doanh nghiệp về nhân sự, kinh nghiệm, công nghệ kỹ thuật,…?
  • Quy trình làm việc tại các bộ phận ra sao?
  • Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty
  • Phản hồi từ khách hàng, nhân viên
  • Văn hóa doanh nghiệp

Đây là các cơ sở để doanh nghiệp xác lập điểm mạnh của doanh nghiệp trong phân tích SWOT

3.2. Weaknesses – Điểm yếu

Các bất lợi của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động này có thể khắc phục. Doanh nghiệp cần đối mặt và tìm cách khắc phục, nếu muốn đưa công mình ngày một phát triển.

Nhà quản trị cần đưa ra các câu hỏi:

  • Có vấn đề gì doanh nghiệp cần cải thiện hay không?
  • Quy trình tại công ty đã được tối ưu hay chưa?
  • Công ty có thiếu máy móc, trang thiết bị nào hay không?
  • Nhân sự công ty đã đáp ứng yêu cầu công việc chưa?
  • Có còn các vấn đề tồn đọng nào chưa được giải quyết?

3.3. Opportunities – Cơ hội

Đây là yếu tố phân tích các tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty nên tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh sự phát triển. Có thể kể đến như:

  • Nhu cầu của khách hàng tăng cao, thị trường được mở rộng
  • Sự thất bại, yếu kém của đối thủ
  • Các xu hướng thay đổi có lợi của công nghệ, pháp luật, hay các chính sách có liên quan

3.4. Threats – Nguy cơ

Đây là các yếu tố bên ngoài tạo nên khó khăn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp rất khó thay đổi. Ví dụ:

  • Sự ép giá của nhà cung ứng
  • Hành vi khách hàng thay đổi
  • Xu thế, thị hiếu của khách hàng thay đổi
  • Các tiến bộ khoa học làm thay đổi quy trình sản xuất

Việc vạch ra các thach thức này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp ứng biến kịp thời.

phân tích swot

Có thể bạn quan tâm: Công ty thiết kế thương hiệu

4. Đưa ra kết luận chiến lược dựa trên phân tích SWOT

chiến lược dựa trên phân tích SWOT

Sau khi hoàn thành ma trận phân tích SWOT, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lươj phù hợp. Dựa theo các thông tin đã tổng hợp, các chiến lược phù hợp là:

  • Chiến lược SO – Điểm mạnh Cơ hội: Tận dụng cơ hội nhờ ưu thế của doanh nghiệp
  • Chiến lược WO – Điểm yếu Cơ hội: Khắc phục nhược điểm để nắm bắt cơ hội. Cải thiện sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Chiến lược ST – Điểm mạnh Thách thức: Dùng lợi thế nội lực công ty để hạn chế rủi ro của môi trường bên ngoài
  • Chiến lược WT – Điểm yếu Thách thức: Hạn chế các tác động của môi trường vĩ mô lên các hạn chế của doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm về: nhận diện thương hiệu

Trên đây, chúng tôi đã trình bày các kiến thức về phân tích SWOT, cũng như cách sử dụng ma trận SWOT hiệu quả. Hy vọng doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược phù hợp sau khi phân tích SWOT.