Việc sáng tác slogan vô cùng quan trọng đối với bất kỳ thương hiệu hay sản phẩm nào. Thế nhưng việc sáng tác slogan lại cực mất thời gian và gặp nhiều khó khăn. Vậy ý tưởng sáng tác slogan từ đâu, những gợi ý dưới đây Youthvietnam sẽ giúp bạn khơi nguồn ý tưởng.
CÓ THỂ BẠN NÊN XEM: CÔNG TY SÁNG TÁC SLOGAN CHUYÊN NGHIỆP
Mục lục bài viết
Slogan hay còn gọi là “khẩu hiệu” là một cụm từ hoặc một câu ngắn gọn và để lại ấn tượng cho người xem nhờ sử dụng các biện pháp chơi chữ, điệp âm,..Những câu chữ tưởng như rất bình thường khi được sử dụng các nghệ thuật ngôn từ khiến chúng trở nên thu hút và nhớ lâu hơn.
Slogan góp phần quan trọng trong việc truyền thông, quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp. Nó giúp cho thương hiệu được nhớ tới lâu hơn, gần gũi hơn và ấn tượng hơn.
Bạn đã biết: thương hiệu là gì?
Trước khi tìm hiểu những gợi ý về việc sáng tác slogan, chúng ta hãy cùng nhìn nhận một cách khách quan những lợi ích to lớn mà slogan mang lại.
Một câu slogan hay sẽ giúp khách hàng dễ ghi nhớ, dễ lưu lại tâm trí và đương nhiên dễ nhận biết thương hiệu. Việc lặp đi lặp lại tên thương hiệu cùng với slogan chất lượng trên các chiến dịch góp phần nhắc nhở khách hàng về thương hiệu.
Ví dụ: “Vòng quanh thế giới, Ajinomoto” hay “Lavie, một phần tất yếu của cuộc sống”.
Đó như những slogan nổi tiếng, gắn kết với thương hiệu, khách hàng sẽ luôn nhớ đến thương hiệu như một điều quen thuộc.
Có nhiều thương hiệu sáng tác slogan bằng cách kết nối mạnh mẽ tới lợi ích của sản phẩm. Từ đó, khách hàng dễ dàng có liên tưởng mạnh mẽ và thúc đẩy việc đặt hàng.
Ví dụ: “Kotex – Tinh tế và nhẹ nhàng”, “Omo – Đánh bay vết bẩn”
Slogan có thể giúp công ty định vị thương hiệu và khách hàng. Những tuyên bố ngắn gọn có thể khiến khách hàng mục tiêu nhận biết và dễ dàng đặt hàng.
Ví dụ: “Anlence – mọi lúc mọi nơi giúp ngừa bệnh loãng xương”
Slogan của hãng đã định vị khách hàng là những ai lo lắng về bệnh loãng xương, hay đang gặp phải tình trạng này.
Một số slogan của các thương hiệu khá mạnh mẽ với những tuyên bố hùng hồn giống như tuyên ngôn của người dẫn đầu.
Ví dụ: : “Biti’s – nâng niu bàn chân Việt”,
“Nippon – sơn đâu cũng đẹp”,
Tìm hiểu thêm về: đặt tên thương hiệu
Tagline vs slogan rất dễ nhầm lẫn với nhau do tiếng Việt đều có nghĩa là “khẩu hiệu”. Tuy nhiên, tagline và slogan khác nhau về mục đích sử dụng.
Tagline có vai trò định vị sản phẩm, thể hiện triết lý kinh doanh của doanh nghiệp nên mang tính lâu dài. Tagline chính là thành phần được gắn liền với logo thương hiệu.
Slogan thì khác, nó thường thể hiện định hướng phát triển sản phẩm của công ty. Slogan vì vậy chỉ mang tính ngắn hạn, chỉ dùng trong một thời điểm nhất định. Nó thường gắn liền với chiến dịch marketing của công ty.
Như vậy, nếu tagline mang tính dài lâu, gắn với logo thương hiệu thì slogan mang tính ngắn hạn, gắn với chiến dịch truyền thông của công ty.
Đọc thêm về: nhận diện thương hiệu
Sáng tác slogan của doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu rõ ràng và hướng đến nó. Ví dụ khi Pepsi ra đời sau Coca rất lâu. Hãng có mục tiêu là nhắm vào người trẻ tuổi. Họ đã sáng tác slogan “Generation Next” tạm dịch “thế hệ tiếp nối”. Slogan đã giúp cho Pepsi hấp dẫn thị trường người trẻ tuổi. Và được giới trẻ đón nhận nhiệt tình.
Ngắn gọn, nhưng dễ hiểu, dễ nhớ, truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp mới thật đáng quý. Một slogan ngắn gọn sẽ giúp khách hàng ghi nhớ, liên tưởng đến thương hiệu tốt hơn. Vì vậy, khi sáng tác slogan, doanh nghiệp hãy cố gắng cô đọng tính năng, ưu điểm, tác dụng của sản phẩm để ra đời slogan chất lượng và ý nghĩa nhất.
Một slogan của cà phê Trung Nguyên khá ngắn gọn ý nghĩa như “Khơi nguồn sáng tạo”. Câu khẩu hiệu này mang đến cảm xúc hơn một slogan dài của hãng trước kia: “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới”.
Những từ ngữ phản cảm, xúc phạm, doanh nghiệp cần hoàn toàn tránh sử dụng. Bởi nó sẽ tạo cảm nhận không tốt cho doanh nghiệp.
Một ví dụ cho sự phản cảm đó là slogan của DHL – dịch vụ chuyển phát nhanh: “Đến chậm gặm xương”.
Một slogan đánh vào lợi ích khách hàng như: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Đây là câu khẩu hiệu của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential khi đánh vào lợi ích của khách hàng, khách hàng sẽ cảm nhận họ được nhiều thứ, được quan tâm, được chia sẻ. Những slogan như vậy sẽ đánh trực tiếp vào lợi ích của khách, tạo ra những niềm tin của khách vào sản phẩm, thương hiệu.
Những vế đối, những phép lặp, láy, đảo ngữ,.. sẽ khiến câu slogan đầy nghệ thuật, ấn tượng với khách hàng.
Nếu doanh nghiệp trẻ, sản phẩm chủ yếu dành cho giới trẻ, việc sáng tác slogan theo trend hoàn toàn lợi thế. Chúng sẽ kết nối cảm xúc những người trẻ, tạo hứng thú cho họ sử dụng, trải nghiệm sản phẩm.
Chẳng hạn nhãn hàng trà Dr Thanh từng ra một slogan khá đơn giản nhưng gây hot. “Nóng trong người, đã có Dr Thanh”. Slogan đã từng là một câu nói cửa miệng của nhiều bạn trẻ.
Việc tạo cảm hứng, kêu gọi những tâm lý tích cực luôn được đón nhận. Slogan của hãng giày thể thao nổi tiếng như Nike đã làm được điều đó với slogan “Just do it”. Câu khẩu hiệu muốn truyền lửa cho giới trẻ giám nghĩ, giám làm, giám vượt thử thách.
Một số lợi ích quan trọng của slogan và một số ý tưởng sáng tác slogan hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp có thêm gợi ý. Việc sáng tác slogan không đơn giản là một câu từ ngắn gọn, đó cần truyền tải cả một thông điệp ý nghĩa. Vì vậy, doanh nghiệp có thể xem xét đến việc tìm đến một đơn vị thiết kế nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp để sáng tạo slogan thật sự chất lượng.