Nguyên tắc đặt tên thương hiệu cơ bản doanh nghiệp cần lưu ý

Đặt tên thương hiệu được xem là khởi đầu cho việc xây dựng nhận diện thương hiệu. Mọi thứ bắt đầu từ một cái tên. Khi có tên thương hiệu ý nghĩa, doanh nghiệp bắt đầu triển khai đến thiết kế logo và các ứng dụng nhận diện khác. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của một cái tên như thế nào. Youthvietnam sẽ chia sẻ cho các bạn thấy 7 nguyên tắc quan trọng doanh nghiệp cần lưu tâm khi đặt tên.

1. Tên thương hiệu thế nào là hay?

Tên thương hiệu thế nào là hay?

Không có một tiêu chuẩn nhất định cho việc đặt tên thương hiệu hay. Nhưng sẽ có một vài điểm giúp bạn hình dung ra tiêu chuẩn của một cái tên hay.

Tên thương hiệu ngắn gọn, dễ đọc và dễ nhớ. Khi một thương hiệu xây dựng cái tên cho riêng mình, họ đều mong muốn khách hàng có thể nhớ đến, đọc to lên dễ dàng. Và đủ ngắn gọn để họ có thể đọc và ghi nhớ, thậm chí tìm kiếm trên internet.

Tên thương hiệu cần gần gũi, dễ liên tưởng đến ngành nghề của doanh nghiệp. Ví dụ, đặt tên thương hiệu dược phẩm, cần một cái tên mang tính thiên nhiên, sự an toàn, sức khỏe. Khi đặt tên thương hiệu thực phẩm, bạn cần một cái tên kích thích vị giác, dễ liên tưởng đến món ăn.

Đặt tên thương hiệu dù không có ý nghĩa rõ ràng nhưng cần dễ ghi nhớ. Nếu khó kiếm một cái tên ý nghĩa, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn tên vô nghĩa. Tuy nhiên, cần đảm bảo sự ngắn gọn, dễ nhớ và dễ kết hợp với logo, slogan để tạo nên ấn tượng thương hiệu.

Đặt tên thương hiệu không trùng lặp là tiêu chuẩn cho một cái tên hay. Khi cái tên mới mẻ hoàn toàn, không bị trùng hay dễ nhầm lẫn với bất kỳ thương hiệu nào là tốt nhất cho sự phát triển của thương hiệu.

Bạn đã biết: thương hiệu là gì?

2. 07 nguyên tắc đặt tên thương hiệu

07 nguyên tắc quan trọng khi đặt tên thương hiệu

Nếu doanh nghiệp đầu tư lớn vào marketing với một cái tên thương hiệu dài dòng, khó nhớ thì thật sự lãng phí. Hoặc tên thương hiệu mang ý nghĩa tiêu cực ở một khía cạnh nào đó sẽ là rào cản cho doanh nghiệp làm truyền thông. Hãy xem 7 nguyên tắc dưới đây trước khi bắt tay đặt tên thương hiệu.

2.1. Đặt tên thương hiệu phải có khả năng bảo hộ

Đặt tên thương hiệu phải có khả năng bảo hộ

Thật rủi ro cho doanh nghiệp nếu đặt tên thương hiệu không có khả năng bảo hộ dù nó có tuyệt vời cỡ nào. Một cái tên tiêu chuẩn trước hết phải bảo hộ được để đảm bảo các kiện tụng về mặt pháp lý. Ngoài ra, tên bảo hộ được sẽ giúp doanh nghiệp tránh bị nhái, làm giảm uy tín thương hiệu.

2.2. Đặt tên thương hiệu với tên miền có sẵn

Tên miền liên quan đến mọi hoạt động trên internet của doanh nghiệp. Tên thương hiệu cần phải có sẵn cả tên miền. Nếu không có sẵn tên miền, bạn hãy nghĩ phương án đặt một cái tên khác. Đặc biệt, nếu tên miền có sẵn, hãy nhanh chóng đăng ký sớm nhất, tránh trường hợp bị người khác mua mất.

2.3. Viết sao đọc vậy

tên thương hiệu dễ đọc, dễ viết

Đó là một nguyên tắc thật sự cần thiết về sự đơn giản. Làm sao để khách hàng có thể dễ nhớ tên thương hiệu, dễ đọc, dễ viết để họ có thể nói về bạn với người khác.

Để dễ nhớ hơn, doanh nghiệp có thể lưu ý đến cái tên chứa nguyên âm o, a, e, i. Những nguyên âm này không chỉ giúp cho tạo hình chữ đẹp, cân đối mà còn giúp khách hàng dễ đọc.

Một số cái tên sử dụng nguyên âm như: Amazon, Cocacola, Honda, Yamaha,…

2.4. Không dùng những tên dễ liên tưởng tiêu cực

Tiêu cực có thể về mặt ý nghĩa, có thể về mặt cách đọc. Không thiếu tên thương hiệu không gặp vấn đề về ý nghĩa nhưng khi đọc lên dễ gây liên tưởng tiêu cực.

Ví dụ là tên thương hiệu mì Sagami của Việt Nam. Tên thương hiệu này thật sự nhạy cảm khi trùng với hãng bao cao su Sagami tại Nhật.

2.5. Đặt tên thương hiệu gần gũi với ngành nghề

 Đặt tên thương hiệu gần gũi với ngành nghề

Tên thương hiệu gần gũi với ngành nghề, khiến khách hàng dễ liên tưởng đến sản phẩm là một lợi thế. Những cái tên như vậy sẽ giảm bớt gành nặng truyền thông, giúp người tiêu dùng ghi nhớ nhanh hơn.

Chẳng hạn, một số thương hiệu bát động sản, tên thương hiệu thường kèm với hậu tố “land’. Một số thương hiệu sữa thường kèm với chữ “milk” như vinamilk, TH True milk.

2.6. Đặt tên thương hiệu phù hợp với phân khúc khách hàng

Đặt tên thương hiệu phù hợp với phân khúc khách hàng

Khách hàng ở tầm nào thì đặt tên thương hiệu ở tầm đó sẽ khiến họ cảm giác gần gũi và phù hợp.

Chẳng hạn, khách hàng ở thị trường nước ngoài, cái tên phải khác với thị trường Việt Nam. Thị trường Việt Nam sẽ có khách hàng phân khúc thấp, phân khúc cao. Như vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ phân khúc khách hàng để đưa ra được cái tên phù hợp.

2.7. Đặt tên thương hiệu khác biệt

Không được đặt tên thương hiệu trùng hoặc na ná với đối thủ, bạn sẽ không chứng tỏ được sự khác biệt. Hãy khác biệt ngay từ cái tên thương hiệu để cạnh tranh lành mạnh và khẳng định vị thế trên thị trường.

3. Đặt tên thương hiệu theo phong thủy

3.1. Đặt tên thương hiệu dựa vào ngũ hành tương sinh

Đặt tên thương hiệu theo phong thủy

Tức là khi đặt tên thương hiệu dựa theo mệnh của chủ doanh nghiệp để có thể mang tới sự thuận lợi, phát triển cho doanh nghiệp. Theo ngũ hành tương sinh sẽ có Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.

Theo đó, ta sẽ có một số nguyên tắc đặt tên thương hiệu sau:

  • Chủ doanh nghiệp mệnh Hỏa, chọn từ thuộc mệnh Mộc.
  • Chủ mệnh Mộc, chọn từ thuộc mệnh Thủy.
  • Nếu chủ doanh nghiệp mệnh Thủy, chọn từ mệnh Kim.
  • Chủ mệnh Kim, chọn từ mệnh Thổ
  • Và nếu chủ mệnh Thổ, chọn từ thuộc mệnh hỏa.

3.2. Đặt tên thương hiệu theo phong thủy dựa theo quy luật âm dương

Quy luật âm dương thực chất là sự cân bằng, hòa hợp âm dương. Nghe tương đối phức tạp khi dựa trên chữ Hán Việt và theo số lượng nét của chữ. Tuy nhiên, quy về tiếng Việt, hiểu đơn giản hơn chính là dấu của các từ tên.

Thuộc tính dương gồm từ có dấu: sắc, nặng, hỏi, ngã. Trong khi đó thuộc tính âm sẽ gồm từ có dấu: huyền hoặc thanh ngang.

Có thể kết hợp âm dương theo cách sau: dương – âm; âm – âm – dương; âm – dương – dương. Tránh kết hợp tên theo tổ hợp: âm – dương – âm; dương – âm – dương.

Có thể bạn quan tâm: sáng tác slogan

4. Các bước đặt tên thương hiệu

các bước đặt tên thương hiệu

Việc đặt tên thương hiệu không phải là vấn đề đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng. Đó là một quy trình gồm nhiều bước.

4.1. Định vị thương hiệu

Không thể đặt một cái tên chung chung khi bạn chưa nắm rõ một bức tranh tổng quát của chính thương hiệu mình. Bạn cần hiểu thương hiệu mình, phân khúc khách hàng của mình, định hướng phát triển của thương hiệu và thông điệp muốn truyền tải qua cái tên.

4.2. Phân tích thị trường, đối thủ và khách hàng

Bạn cần hiểu đối thủ của bạn sử dụng cái tên ra sao, thị trường của bạn thế nào. Khách hàng của bạn thích phong cách nào. Khi hiểu được cảm nhận của khách hàng, bạn sẽ có cơ hội cạnh tranh cao hơn đối thủ.

4.3. Brainstorm ý tưởng

Giai đoạn này cần số lượng cái tên hơn chất lượng tên. Hãy cùng team của mình nghĩ ra thật nhiều ý tưởng đặt tên theo các nhóm lợi ích của thương hiệu mang lại. Cũng có thể đặt tên thương hiệu theo phong thủy hoặc đặt theo tên viết tắt,…Bạn có thể thỏa sức suy nghĩ các ý tưởng xoay quanh những thương hiệu.

4.4. Rút gọn danh sách tên

Sau khi có cả danh sách các tên theo các nhóm ý tưởng. Hãy chọn ra từ 10 – 20 tên bạn thấy phù hợp nhất, đáp ứng mọi tiêu chí đưa ra.

4.5. Tra cứu sở hữu trí tuệ & tên miền

Với danh sách tên thu gọn, bạn hãy tra cứu tên nào đáp ứng cả hai yếu tố có khả năng bảo hộ và tên miền còn tồn tại là được. Như vậy, mới đảm bảo được tên không bị trùng lặp và tên miền có thể sử dụng cho các mục đích marketing về sau.

4.6. Chọn lựa

Nếu may mắn bạn sẽ còn 1-3 cái tên đáp ứng yêu cầu trên và lựa chọn 1 trong số chúng.

4.7. Tra cứu chuyên sâu

Để yên tâm việc đặt tên thương hiệu không vô ích, bạn hãy nhờ tới đơn vị có thẩm quyền tra cứu chuyên sâu về khả năng bảo hộ. Nếu đạt 70 % – 80% có thể bảo hộ là bạn sẽ yên tâm làm hồ sơ rồi. Nếu khó có khả năng bảo hộ, bạn hãy tiếp tục quay lại đặt tên mới.

Việc đặt tên thương hiệu phải trải qua nhiều bước, liên quan đến cả việc bảo hộ. Do vậy, doanh nghiệp cần có nhân sự am hiểu. Nếu không, doanh nghiệp hãy tìm đến các dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp để đảm bảo sự hợp pháp dài lâu.

Tìm hiểu chi tiết về: đăng ký thương hiệu

Trải qua các nguyên tắc cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu, hẳn bạn sẽ cảm thấy sao khó vậy, nhiều yêu cầu vậy. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều công ty thương hiệu ra đời giúp bạn thực hiện điều đó. Họ không chỉ nghiên cứu doanh nghiệp, thị trường cùng ngành mà còn đưa ra được những tên thương hiệu có khả năng bảo hộ. Vì vậy, bạn cần đến công ty như vậy để khởi đầu kinh doanh thuận lợi.