05 bước thiết kế banner sản phẩm thu hút lượt truy cập

Banner sản phẩm là một trong những công cụ hữu hiệu để thu hút khách hàng biết đến thương hiệu. Banner quảng cáo thể là online, offline tùy theo mỗi chiến dịch quảng bá của thương hiệu. Dưới đây là 05 bước không thể bỏ qua giúp bạn thiết kế banner sản phẩm thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu.

1. Các loại banner sản phẩm

1.1. Banner quảng cáo sản phẩm offline

banner quảng cáo offline

Banner sản phẩm offline là banner đường phố hay còn gọi là băng – rôn quảng cáo  phục vụ cho các chiến dịch markerting truyền thống của doanh nghiệp. Loại banner này được thiết kế và in ấn với màu sắc rực rỡ, nổi bật, treo tại các nơi công cộng, đông người qua lại để thu hút người đi đường.

Bên cạnh đó, banner sản phẩm offline còn được thể hiện dưới dạng quảng cáo trên tạp chí, báo giấy cầm tay. Banner dạng này thường được thiết kế và in ấn rực rỡ tạo sự nổi bật trên nền tờ báo để thu hút người đọc.

>> XEM THÊM: hóa đơn bán lẻ

1.2. Banner quảng cáo sản phẩm online

Banner quảng cáo sản phẩm online

Với thời kỳ công nghệ 4.0, nhà nhà người người người dùng smartphone thì banner online trở nên phổ biến. Banner sản phẩm online có thể treo trên website, hiển thị trên Facebook nhằm quảng cáo tới các khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới. Việc thiết kế banner, đặt banner online sẽ phụ thuộc vào chiến dịch marketing online của doanh nghiệp.

Ngoài ra, banner sản phẩm online còn được đặt ở mục quảng cáo tại các website báo điện tử – nơi có lượt truy cập lớn mỗi ngày hoặc hiển thị tại các website khác nhau theo chính sách quảng cáo Google (trả phí).

Bên cạnh việc thiết kế banner sản phẩm tĩnh, các doanh nghiệp hiện nay sử dụng các dạng banner động với những hiệu ứng động nhằm thu hút người dùng chú ý tới thông điệp banner.

>> XEM THÊM: hệ màu rgb và cmyk

2. Các bước thiết kế banner sản phẩm cơ bản

2.1. Xác định khách hàng tiềm năng là ai

Nghiên cứu đối tượng khách hàng tiềm năng là một trong những công việc hàng đầu trước khi doanh nghiệp có chiến lược marketing. Doanh nghiệp cần biết khách hàng là ai, họ có xu hướng mua online hay offline, xu hướng về màu sắc, phong cách ra sao. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có định hướng triển khai các chiến dịch một cách hiệu quả.

2.2. Xác định vị trí đặt banner sản phẩm

Sau khi xác định đối tượng khách hàng, sở thích mua hàng, doanh nghiệp sẽ dựa vào đó để xác định loại banner và nơi đặt banner.

Nếu khách hàng có sở thích mua hàng online, doanh nghiệp cần xác định được vị trí đặt banner: trên website, facebook, GDN, hay báo điện tử. Từ đó, còn xây dựng các kịch bản cho chiến dịch truyền thông của mình.

Ngược lại nếu khách hàng thích mua hàng offline, doanh nghiệp cần lựa chọn vi trí treo banner ở khu vực nào để thu hút sự chú ý của đối tượng tiềm năng.

>> XEM THÊM: kích thước A4

2.3. Lựa chọn kích thước banner sản phẩm

Kích thước banner quảng cáo tại mỗi nền tảng không giống nhau. Do vậy, khi xác định được loại banner, vị trí treo banner, lúc này doanh nghiệp sẽ lựa chọn được kích thước thiết kế phù hợp nhất.

Kích thước banner sản phẩm online

Banner Facebook

+ Kích thước ảnh bìa Facebook: 1222 x 465 px, phần thông tin cần hiển thị trong ô 828 x 465 px

+ Kích thước bài post quảng cáo: 1280 x 682px, ảnh vuông: 1200 x 1200 px, Ảnh đứng: 800 x 1200 px

Banner Instagram

Ảnh vuông được sử dụng chủ yếu trên instagram với kích thước: 1200 x 1200 px

Banner Website

Kích thước banner website phổ biến nhất là 728x90px

Website 2 cột, kích thước banner phổ biến là: 300×100 và 300×250

*Lưu ý: Dung lượng banner càng nhỏ càng tốt để giúp website tải nhanh hơn.

Kích thước banner sản phẩm offline

+ Banner treo ngang kích thước phổ biến là: 100cm x 500cm hay 100cm x 600cm.

+ Banner treo đứng kích thước phổ biến là: 60cm x 160cm, 80cmx180cm, 80cm x 200cm hay 80cm x 220cm

>> XEM THÊM: báo giá in ấn

2.4. Nội dung banner sản phẩm

Thiết kế nổi bật có tác dụng thu hút ánh nhìn, nhưng nội dung thông điệp trên banner mới mang đến chuyển đổi. Xây dựng thông điệp ý nghĩa, dễ nhớ sẽ truyền tải chiến dịch quảng cáo hiệu quả đến khách hàng. Vậy, hãy xây dựng nội dung bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Who: Khách hàng là ai?
  • What: Banner này dành cho chiến dịch gì?
  • When: Chiến dịch này khi nào diễn ra – kết thúc?
  • Where: Ở đâu?
  • Why: tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm?
  • How: Cách thức mua hàng

2.5. Thiết kế banner sản phẩm

Thiết kế banner sản phẩm

Thiết kế banner quảng cáo sản phẩm là công việc cuối cùng sau khi đã có đầy đủ dữ liệu thông tin liên quan. Một số yếu tố không thể thiếu trong thiết kế banner:

  • Chọn font chữ: nên là font chữ đơn giản, dễ nhìn, tránh gây hiểu lầm khi đọc
  • Chọn màu sắc: nên là màu nhận diện thương hiệu kết hợp với màu sắc sản phẩm phù hợp.
  • Lựa chọn hình ảnh sản phẩm: đảm bảo hình ảnh rõ nét, dễ nhìn, gây ấn tượng
  • Chèn nhận diện thương hiệu: logo, tên thương hiệu
  • Chèn chữ CTA: lời kêu gọi hành động mà chiến dịch mong muốn

Những yếu tố tưởng như cơ bản này lại cần đến nhà thiết kế chuyên nghiệp để tạo nên một sản phẩm vừa sáng tạo vừa hài hòa, cân đối và hút mắt.

>> XEM THÊM: báo giá in ấn

3. Mẫu thiết kế banner sản phẩm ấn tượng

mẫu banner bất động sản
mẫu banner sản phẩm thời trang
mẫu banner quảng cáo thời trang
mẫu banner spa
mẫu banner quảng cáo của kfc

Nếu với những bước thiết kế banner sản phẩm Youthvietnam kể trên không thể giúp doanh nghiệp sáng tạo nên một banner thu hút. Hãy liên hệ với đội ngũ Rubee để được tư vấn và báo giá dịch vụ thiết kế banner chuyên nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành.

Chi tiết liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN RUBEE VIỆT NAM

Website: rubee.com.vn

Email: contact@rubee.com.vn

Văn phòng TP Hà Nội

Hotline: 0936 423 566 – 090 222 8998    

Văn phòng TP HCM

Hotline: 0936 438 238 –  0946 299 968

>> XEM THÊM: xưởng in