In thẻ nhựa hiện nay được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến bởi độ bến, ít tốn chi phí lại không dễ bị hư hỏng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được chất liệu in, kích thước, quy cách in thẻ nhựa một cách đầy đủ, rõ ràng. Hãy cùng Youthvietnam tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây.
Mục lục bài viết
Thẻ nhựa được làm từ chất liệu nhựa PVC và được sử dụng khá rộng rãi hiện nay không chỉ ở các doanh nghiệp mà còn ở các trung tâm thể dục thể thao, thẩm mỹ, cửa hàng.
Nếu thẻ giấy chi phí rẻ hơn rất nhiều nhưng độ bền không cao, nhanh bị hỏng, rách. Và yếu tố hạn chế hơn cả là không tạo nên sự chuyên nghiệp.
Thẻ nhựa ra đời đã khắc phục được các hạn chế kể trên của thẻ giấy. Thẻ nhựa có độ bền cao, ít hư hỏng, rách, nát. Chưa kể, việc in ấn thông tin trên thẻ từ bắt mắt sẽ giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu tuyệt vời.
THAM KHẢO THÊM: báo giá in ấn
Về chất liệu in thẻ từ nhựa PVC. Đây là loại nhựa tổng hợp có nhiều loại khác nhau, độ bền cao và giá thành rẻ.
Về kích thước tiêu chuẩn của thẻ nhựa là hình chữ nhật: 8,6cm x 5,4cm, độ dày khoảng 0.25 – 1.25 cm. Dù dáng dọc hay dáng ngang, dù là thẻ nhân viên, sinh viên, thẻ thư viện,… đều thiết kế theo tiêu chuẩn trên.
Thẻ vuông cũng được dùng tùy theo yêu cầu cùa từng công ty với kích thước: 5cm x 5cm hoặc 6cm x 6cm.
Ngoại lệ là thẻ ngân hàng sẽ được thiết kế theo một kích thước chung để đảm bảo sự tiện lợi cho giao dịch qua máy móc.
Ngoài các kích thước trên, các thiết kế thẻ cần đảm bảo yếu tố về khoảng cách giữa mép thẻ và nội dung là 0,5cm.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ: In card visit
In thẻ nhựa sẽ sử dụng chính là công nghệ in offset 4 màu mang lại sự sắc nét, không bị nhòe. Ngoài ra, công nghệ in thẻ nhựa bằng offset sẽ giúp cho thẻ được bền đẹp. Có thể phủ thêm UV để tạo hình thẻ bóng, đẹp hơn.
Một số thẻ khác sẽ sử dụng thêm kỹ thuật in dập nổi, ép nhũ, khắc,… để tạo điểm nhấn, gây ấn tượng cho người sử dụng thẻ.
Kỹ thuật in thẻ nhựa sẽ không giống nhau tùy vào mục đích và yêu cầu. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng 1 hoặc nhiều kỹ thuật in trên cùng một thẻ nhựa.
Dập nổi: là kỹ thuật chúng ta thường bắt gặp trên các thẻ ATM, Visa. Kỹ thuật này sẽ giúp chữ được dập nổi cao hơn bề mặt thẻ nhằm nổi bật chữ quan trọng.
Ép nhũ: kỹ thuật này sẽ ép một lớp kim loại chủ yếu là thiếc, bạc lên logo hoặc chữ đã được dập nổi. Mục đích là làm nổi bật hẳn yếu tố đó lên.
In chìm: khác với dập nổi là in chìm khi sử dụng kỹ thuật khắc sâu chữ/số vào thân thẻ.
Mã hóa từ: là sử dụng kỹ thuật mã hóa các thông tin của chủ thẻ. Thường kỹ thuật này áp dụng cho thẻ ra vào cần bảo mật thông tin.
In nhiệt hoặc in phun lên thẻ: Kỹ thuật này sử dụng khi phun lên hình ảnh và dữ liệu cá nhân.
In khắc laser: là sử dụng tia laser khắc lên thẻ và chữ khắc thường có màu đen.
Mã hóa chip: đòi hỏi kỹ thuật cao và nhiều công đoạn phức tạp. Trong đó mỗi thẻ sẽ được mã hóa 1 chụp để giúp nhận diện chủ thẻ.
Cán mờ hoặc cán bóng: để giúp bề mặt thẻ sáng, bóng, đẹp bằng cách phủ thêm một lớp polyme mờ hoặc bóng.
Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật: in offset
Mỗi thẻ nhựa với mục đích khác nhau sẽ gồm các nội dung thông tin khác nhau.
Ngoài ra, một số thẻ khác có thể có thêm chip, mã QR, mã vạch để đảm bảo mục đích quản lý của tổ chức. Hình ảnh trên thẻ cũng khác nhau vì liên quan đến màu sắc nhận diện của tùy từng công ty.
Có thể bạn quan tâm: in giá rẻ
Có nhiều máy in thẻ nhựa khác nhau đa dạng về kiểu dáng, kích cỡ và giá thành. Một số máy in thẻ nhựa phổ biến cho các bạn tham khảo:
Máy in thẻ nhựa Matica XID 8600 – Thương hiệu Ý
Máy in thẻ nhựa Hiti CS220E – Thương hiệu Đài Loan
Máy in thẻ nhựa 2 mặt SOLID 310 – Thương hiệu Hàn Quốc
Như vậy, qua những chia sẻ trên các bạn đã nắm được các thông tin cần thiết về in thẻ nhựa từ công nghệ in, chất liệu in và kỹ thuật in thẻ nhựa. Ngoài ra, một số thông tin in trên thẻ nhựa cũng giúp bạn có thêm sự tham khảo nhất định. Chi tiết hơn nữa, các bạn có thể liên hệ trực tiếp công ty in chuyên nghiệp để được giải đáp chi tiết nhất.
ĐỌC THÊM: xưởng in