In offset là gì? Tìm hiểu thông tin về các loại giấy in offset, khổ giấy in và quy trình in offset phổ biến

In offset là một trong những kỹ thuật in ấn được sử dụng rộng rãi trong ngành in. Có rất nhiều yếu tố khiến công nghệ in offset được ưa chuộng. Cùng Youthvietnam tìm hiểu tất tật các thông tin về các loại giấy in offset, khổ in, kỹ thuật in cũng như quy trình in offset.

1. In offset là gì?

In offset là gì?

Theo Wikipedia, in offset là một kỹ thuật in ấn phổ biến trong ngành in khi các hình ảnh dính mực sẽ được ép lên các tấm cao su (tấm offset) trước. Sau đó người ta sẽ ép từ miếng cao su lên giấy. Nếu áp dụng công nghệ in này với in thạch bàn sẽ khiến cho nước không bị dính lên giấy theo mực in và giúp cho chất lượng in đảm bảo nhất.

Điểm nổi bật của kỹ thuật in offset:

  • Cho chất lượng hình ảnh nét, sạch hơn khi in trực tiếp từ bản in lên giấy. Lý do là vì thông qua tấm cao su trước rồi mới áp lên bề mặt cần in.
  • In đa dạng lên nhiều bề mặt in từ bề mặt phẳng như giấy cho đến bề mặt không phẳng như gỗ, vải, kim loại, da,..
  • Các bản in bền hơn do không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

Đọc thêm: in hiflex

2. Các loại giấy in offset

Có rất nhiều loại giấy in offset và mỗi loại giấy có định lượng riêng. Mỗi loại giấy, mỗi định lượng giấy sẽ phù hợp với in ấn những thành phẩm khác nhau. Một số loại giấy phổ biến nhất dành cho công nghệ in ấn này bao gồm:

2.1. Giấy Ford

  • Định lượng giấy: 70-80-90g/m2
  • Đặc tính: bề mặt nhám, bám mực tốt
  • Sử dụng phổ biến khi in: giấy note, giấy tiêu đề, hóa đơn, vở học sinh,…

2.2. Giấy Bristol

  • Định lượng giấy: 230 – 350g/m2
  • Đặc tính: bề mặt bóng, bám mực vừa phải
  • Sử dụng phổ biến khi in: hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, brochure, card, tờ rơi, poster, thiệp,…

2.3. Giấy Ivory

  • Định lượng giấy: 210 – 350g/m2
  • Đặc tính: một mặt láng mịn, một mặt sần sùi.
  • Sử dụng phổ biến khi in: bao bì thực phẩm, mỹ phẩm, vỏ hộp

2.4. Giấy Couche

  • Định lượng giấy: 90-300g/m2
  • Đặc tính: bề mặt bóng mịn, in sáng, đẹp
  • Sử dụng phổ biến khi in: tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure,…

2.5. Giấy Duplex

  • Định lượng giấy: trên 300g/m2
  • Đặc tính: bề mặt giấy trắng, láng, một mặt sẫm như giấy bồi.
  • Sử dụng phổ biến khi in: bao bì hộp sản phẩm có kích thước lớn, cần độ cứng, chắc.

2.6. Giấy Crystal

  • Định lượng giấy: 230 – 350g/m2
  • Đặc tính: một mặt bề mặt giấy láng bóng, một mặt nhám
  • Sử dụng phổ biến khi in: bìa tạp chí/sách/báo/truyện, in tờ rơi, tờ gấp, brochure,…

TÌM HIỂU THÊM: in giá rẻ

3. Khổ giấy in offset

Khổ giấy in offset

Khổ in offset có những tiêu chuẩn cố định, tuy nhiên khách hàng cũng có thể chọn khổ in theo yêu cầu.

Một số khổ in offset cố định, phổ biến mà các máy in offset hỗ trợ là: 32.5 x 43 cm, 39.5 x 54.5 cm, 43 x 65 cm, 54 x 79 cm, 60 x 84 cm, 65 x 84 cm, 65 x 86 cm, 79 x 109 cm ( 54 x 79 cắt đôi)

Nếu khách hàng có nhu cầu thay đổi khổ giấy in sẽ phụ thuộc vào kích thước file, kích thước máy in để phù hợp nhất với yêu cầu.

Tìm hiểu thêm: In hồ sơ năng lực

4. Quy trình in offset

Để in ấn thành phẩm bằng công nghệ in ofset cần trải qua 5 bước không hề đơn giản:

4.1. Thiết kế bản in

Thiết kế bản in

Thiết kế bản in đẹp mắt, chuẩn mực các nội dung, hình ảnh trên file. Việc thiết kế cần đảm bảo như yêu cầu để khi in ấn sẽ y hệt như vậy. Ngoài ra, phần mềm thiết kế cần chuyên nghiệp, xuất file thiết kế chất lượng cao để khi in ấn đảm bảo độ sắc nét.

4.2. Output film

Output film

Trong in ấn người ta thường hay nhắc đến hệ màu CMYK. Đây chính là hệ màu phổ biến khi in ấn trong đó C (Cyan: xanh), M (Magenta: hồng), Y (Yellow: vàng), K (Black: đen). Nếu bản in chỉ sử dụng một màu duy nhất thì không cần xuất film, ngược lại nhiều màu sẽ cần Output film là vậy. In offset 4 màu cũng chính là khi chúng ta sử dụng output file thành 4 tấm với 4 màu kể trên.

4.3. Phơi bản kẽm

Sau bước Output film sẽ đến bước phơi bản kẽm. Tức là người ta sẽ đem chụp hình ảnh của từng tấm film lên bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Sau bước này sẽ cho ra 4 bản kẽm cho 4 màu C,M,Y,K.

4.4. In offset

Để in offset người ta chọn 1 trong 4 màu kẽm trên lắp vào quả lô màu in. Mỗi màu sẽ tương ứng với màu mực đó. Khi quả lô chạy qua tờ giấy sẽ đập phần từ máy in xuống tờ giấy in cho đến khi đủ số lượng cần in.

Khi hết một màu sẽ chuyển sang tiếp theo. Người ta sẽ lắp kém mới, mực mới và vận hành như trên đến khi hết 4 màu. Khi 4 màu đó chồng lên nhau sẽ cho ra đời bản in cuối.

4.5. Gia công

Gia công

Gia công sau in sẽ gồm 2 công đoạn cán màng và cắt thành phẩm trong đó:

Cán màng sẽ tùy yêu cầu của khách là cán màng mờ và cán màng bóng. Sử dụng gia công cán màng để thành phẩm dày hơn, chống rách, chống thấm.

Cắt thành phẩm để tạo hình dáng của sản phẩm. Vì vậy bước này cần sự tỉ mỉ, chi tiết và có kinh nghiệm.

Có thể bạn quan tâm: In bao bì

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về in offset là gì, các loại giấy in offset, công nghệ in và quy trình in offset phổ biến. Hy vọng, các bạn đã có thêm kinh nghiệm để lựa chọn công nghệ in offset trước khi in ấn thành phẩm nào. Nếu muốn tìm hiểu thêm công nghệ in ấn phù hợp với sản phẩm, bạn cần đến sự tư vấn chuyên sâu từ công ty in chuyên nghiệp.