In Hiflex là gì? Phân loại Hiflex và quy cách in Hiflex chuẩn

In Hiflex là một trong những chất liệu in ấn phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông. Có rất nhiều ưu điểm khiến Hiflex được lựa chọn. Cùng Youthvietnam tìm hiểu sâu hơn về chất liệu này, phân loại, khổ in, so sánh chất liệu PP và Hiflex.

1. Hiflex là gì?

Hiflex được sử dụng khá thông dụng tại Việt Nam bởi rất nhiều ưu điểm của chất liệu này. Đặc tính của Hiflex là nhựa PVC, có giãn tốt và có khả năng chịu được yếu tố ngoại cảnh như nắng mua. Chất liệu Hiflex được sử dụng in các bảng hiệu, hộp đen, băng rôn. Hiflex cũng được sử dụng tại các hội thảo, hội chợ, triển lãm trong nhà.

2. In Hiflex là gì?

In Hiflex là gì?

In Hiflex hay còn gọi là in bạt sau khi được phủ một lớp màng, các hình ảnh được in ấn trên chất liệu này rất đẹp.

Hiflex sử dụng cho in các trường hợp sau:

  • In poster, in banner đặt ngoài trời
  • In bảng hiệu cửa hàng, bảng hiệu công ty, bảng hiệu quảng cáo khổ lớn
  • In backdrop/phông nền sự kiện cưới, sinh nhật, hội thảo, họp báo, trao giải
  • In băng rôn ngoài trời

3. Các loại bạt Hiflex

Các loại bạt Hiflex

Hiflex chia làm hai loại chính theo độ dày, mỏng.

Hiflex xuyên không: thường dùng làm bảng hiệu phông nền quảng cáo ban đêm. Chất liệu Hiflex này là bạt mỏng khiến đèn có thể chiếu từ mặt sau của tấm Hiflex.

Hiflex không xuyên: là loại bạt dày thường sử dụng cho bảng hiệu, phông nền quảng cáo. Loại bạt này đèn chiếu sáng từ mặt trước là chủ yếu.

Tùy từng mục đích sử dụng biển bảng mà ta lựa chọn loại bảng phù hợp. Độ dày, mỏng có thể từ 0,26 mm đến 0,52 mm. Thông thường khách hàng hay chọn loại bạt trung bình là 0,32mm để phù hợp với in ấn quảng cáo.

Đọc thêm: in poster

4. Quy cách in Hiflex

Quy cách in Hiflex

4.1. Khổ in Hiflex

Có 2 khổ máy in hiflex phổ biến đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng là máy dài 1.5m và máy dài 3.2m, khổ máy lớn nhất là 5m.

Khổ máy in Hiflex phổ biến là máy dài 1,5m và 3,2m. Ngoài ra có khổ máy lớn nhất là 5m. Nếu khách hàng đặt in Hiflex ở các khổ in này là các nhà in hoàn toàn có thể đáp ứng.

Vậy nếu đặt in Hiflex hơn 5m, nhà in có làm được không?

Nếu trường hợp khách hàng muốn đặt in hơn 5m, thợ in sẽ dùng phương pháp ghép bạt. Lúc này file thiết kế cần tách thành 2 – 3 phần và chừa biên lại để nối với nhau sao cho kích thước đúng bằng file khách hàng yêu cầu.

4.2. File in Hiflex

File in Hiflex được dùng phổ biến nhất vẫn là file TIFF. Bạn cũng có thể xuất file ra các định dạng khác như JPG, PDF chất lượng cao để đảm bảo độ sắc nét.

Có thể bạn quan tâm: thiết kế poster

5. Giá in Hiflex

Giá in Hiflex

Giá in Hiflex dựa theo một số yếu tố sau:

  • Tổng số mét vuông đặt in
  • In thường hay lấy ngay?
  • Bạn thuê thiết kế hay chỉ thuê in ấn?
  • Bạn có cần in test?
  • Số lượng đặt in bao nhiêu?
  • Độ dày của bạt là bao nhiêu? Bạt càng dày thì chi phí cũng cao hơn

Dựa vào các yếu tố trên bạn sẽ nhận được báo giá chi tiết từ phía nhà in.

Mức giá in Hiflex tham khảo cho bạn: 25.000đ – 35.000đ/m2.

Tìm hiểu thêm về: công ty in nhanh

6. So sánh in PP và in Hiflex

Có rất nhiều khách hàng băn khoăn về hai chất liệu PP và Hiflex bởi họ chỉ nghe nói về nó. Vậy hai chất liệu này có đặc tính gì, ưu – nhược điểm gì ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây:

6.1. In Hiflex

In bạt Hiflex

Chất liệu Hiflex bản chất được làm từ nhựa PVC, co giãn tốt, chịu được nắng mưa, chịu nhiệt tốt, không thấm nước. Thêm nữa khi kết hợp với mực dầu sẽ khiến cho thành phẩm có độ bám dính tốt, phù hợp với sản phẩm quảng cáo như băng rôn, banner ngoài trời,..

Chính vị giá trị thẩm mỹ, hình ảnh rộng, độ bền, chịu mưa nắng và đặc biệt giá thành phù hợp khiến nó được lựa chọn phổ biến khi in ấn ấn phẩm quảng cáo ngoài trời.

6.2. In PP

In PP

PP không phải nhựa, bản chất là một chất liệu giấy được bổ sung thêm nhựa. PP có độ bền cao, khó bị rách. Nhưng chỉ cần một vết rách nhỏ cũng khiến cho chất liệu này rách dễ dàng. Thành phẩm khi in PP khiến hình ảnh sắc nét, trung thực, ăn màu cao.

Tuy bền đẹp, nhưng vì là giấy nên khả năng chống thấm nước kém nhất là khi đặt ngoài trời trong thời gian dài. Chưa kể nếu như PP bị nếp gấp hay gãy sẽ khiến hình ảnh giảm chất lượng.

Vì vậy, chất liệu PP thường được dùng để trang trí  nội thất trong nhà hoặc các sự kiện trong nhà là phù hợp. Ứng dụng trang trí nội thất có thể là tranh ảnh, lịch treo tường. Sự kiện trong nhà có thể ứng dụng in PP như poster, banner, standee.

Sau khi nắm được đặc tính của hai loại chất liệu trên, hẳn bạn đã biết dùng chúng trong trường hợp nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Không tự nhiên mà bạt Hiflex được lựa chọn in ấn ngoài trời một cách phổ biến như vậy.

Tìm hiểu thêm về: công ty in tại Hà Nội

Như vậy, thông qua bài viết, bạn đã nắm được bạt Hiflex là gì, dùng trong trường hợp nào, khổ in Hiflex. Ngoài ra, bạn cũng được phân biệt giữa PP và Hiflex để có sự lựa chọn phù hợp cho những ấn phẩm quảng cáo ngoài trời hay trong nhà của mình.