Giấy mỹ thuật là một dòng giấy cao cấp trong in ấn hiện nay. Không chỉ đa dạng về màu sắc, chủng loại, hoa văn mà còn mang lại sự tinh tế cho sản phẩm. Nếu bạn chưa biết giấy mỹ thuật là gì, có những loại phổ biến nào, ưu – nhược điểm ra sao, đừng bỏ qua bài viết này.
Mục lục bài viết
Giấy mỹ thuật là một trong những loại giấy quen thuộc trong công nghệ in ấn. Đây được coi là dòng giấy cao cấp được dành cho những sản phẩm cần nhấn mạnh, cần sáng tạo, cần tinh tế. Lựa chọn loại giấy này bạn không cần phải phủ màu giấy hay in thêm hoa văn lên sản phẩm.
Giấy mỹ thuật có đa dạng màu sắc, chủng loại, hoa văn phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng. Tuy giá thành cao hơn các loại giấy khác nhưng lại mang đến cho sản phẩm một chiếc áo tinh tế, thu hút. Điều đó xứng đáng để các nhà kinh doanh đầu tư cho sản phẩm cao cấp của mình.
Thứ nhất, phải nói về sự đẳng cấp, sang trọng cho sản phẩm sử dụng nó. Ứng dụng loại giấy này trong in ấn bao bì, ấn phẩm sẽ tạo cảm giác mới lạ, đặc biệt.
Thứ hai, loại giấy này ứng dụng đa dạng cho nhiều ấn phẩm khác nhau. Tùy theo yêu cầu và mong muốn của khách hàng mà lựa chọn loại giấy mỹ thuật cho phù hợp.
Thứ ba, về cầu tạo, giấy mỹ thuật ngoài bột giấy còn được pha với các chất liệu khác. Do đó mang lại độ bền cao cho ấn phẩm, sản phẩm sử dụng nó. Ngoài ra, khả năng phai mờ mực cũng thấp hơn giúp sản phẩm giữ được độ bền màu mực lâu hơn.
Giá thành thương đối cao do phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, sẽ kén sản phẩm sử dụng loại giấy này vì chi phí đắt.
Công nghệ in ấn sử dụng loại giấy này sẽ cần cẩn trọng hơn so với những loại giấy khác để tránh xảy ra lỗi, hỏng.
Đọc thêm: giấy ford
Giấy Malmero: là dòng giấy khá rực rỡ, tươi tắn. Bột giấy đã được nhuộm thấm màu, do đó giấy và bia giữ được độ bền cao.
Giấy Astropack: là dòng giấy có định lượng cao, có độ đanh và độ trắng cao. Người ta thường sử dụng loại giấy này để in bao bì cao cấp, hoặc bìa sách. Chúng cũng phù hợp với cả công nghệ in offset và laser.
Giấy Canaletto: là dòng giấy có cấu tạo bởi 20% sợi cotton và 80% bột giấy. Vì vậy, bề mặt giấy nhẵn mịn và mềm mại. Sử dụng loại giấy này sẽ tạo nên sản phẩm mang phong cách thanh lịch, sang trọng. Đặc biệt, giấy Canaletto khá thân thiện với môi trường. Vì vậy, chúng hay được chọn sử dụng để in thiệp mời, nhãn mác quần áo.
Giấy Modi Dore và Dali Dore: là hai dòng giấy thân thiện với môi trường khi được làm từ bột giấy không tẩy trắng bằng clo. Bột giấy được nhuộm trực tiếp, bề mặt giấy thì được cán một lớp gần, tráng phủ một lớp nhũ kim màu vàng. Những sản phẩm thường ứng dụng hai loại giấy này là thiệp mời, thiệp chúc mừng, thực đơn, bìa sách,..
Giấy So…Silk: là dòng giấy mỹ thuật cao cấp. Loại giấy này chứa các sợi tơ lụa thật nên khi chạm vào có cảm giác mềm mại, trơn láng. Ngoài ra, màu sắc giấy cũng là một yếu tố thu hút ánh nhìn.
Giấy Registro và Euro Premium: là loại giấy có bề mặt nhẵn mịn, đến từ nhà sản xuất Tây Ban Nha J.Vilaseca. Registro có màu kem và Euro Premium có máu trắng đẹp.
Ngoài những loại giấy mỹ thuật kể trên, còn có nhiều loại giấy mỹ thuật khác. Việc lựa chọn từng loại giấy là tùy vào yêu cầu của khách hàng và sản phẩm.
Định lượng giấy mỹ thuật chính là độ dày của giấy. Mỗi định lượng giấy khác nhau sẽ có tính ứng dụng khác nhau. Định lượng của giấy mỹ thuật gồm 2 loại:
Với định lượng giấy mỹ thuật mỏng sẽ được ứng dụng làm thiệp cưới, giấy in tiêu đề, in hộp giấy, in bao thư,…
Với định lượng giấy mỹ thuật dày sẽ được ứng dụng là name card, túi giấy. Khi in ấn những ấn phẩm này, các công nghệ ép kim, dập nổi, kéo lụa, phủ UV sẽ được ứng dụng để tạo sự nổi bật cho sản phẩm.
Tìm hiểu thêm: túi giấy xi măng
Thiệp cưới sử dụng giấy mỹ thuật
Hộp giấy sử dụng giấy mỹ thuật
Name card sử dụng giấy mỹ thuật
Túi giấy sử dụng giấy mỹ thuật
Trên đây, Youthvietnam đã cung cấp cho bạn ưu – nhược điểm của giấy mỹ thuật, các loại giấy phổ biến giúp bạn hiểu hơn về dòng giấy cao cấp này. Tuy nhiên, để lựa chọn loại giấy này cho việc in ấn số lượng lớn, bạn nên cân nhắc đến chi phí và lựa chọn đơn vị in ấn chuyên nghiệp để tránh rủi ro khi in ấn.