In tem nhãn hay in nhãn decal là một phần không thể thiếu trên các bao bì sản phẩm. Tùy theo mục đích sử dụng mà nhãn decal được gọi với các tên khác nhau. Cùng Youthvietnam tìm hiểu chi tiết về in nhãn decal, phân loại, tác dụng dưới bài viết này.
Mục lục bài viết
Nhãn decal còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như tem nhãn, sticker, tem nhãn mác,…Nhưng hiểu cơ bản, đây là loại tem thường được sử dụng để dán lên bao bì sản phẩm với mục đích niêm phong, bảo hành,… Chất liệu làm tem cũng đa dạng từ decal giấy, decal sữa, decal trong,…và được in bằng công nghệ in offset hoặc in kỹ thuật số.
Tên gọi của nhãn decal đa dạng, có thể theo mục đích sử dụng hoặc theo chất liệu làm tem. Một số tên gọi gồm: tem decal, decal logo, in decal bế, decal nhãn mác, tem sản phẩm, tem bảo hành, tem chống giả, tem niêm phong, tem trong suốt, tem chống nước, tem phản quang,…
>> XEM THÊM: banner chúc mừng năm mới
Thị trường với hàng ngàn sản phẩm của hàng ngàn thương hiệu lớn nhỏ. In nhãn decal dán cho mỗi sản phẩm trở thành một việc cần thiết và cấp bách. Nếu không doanh nghiệp có thể bị các đơn vị khác làm giả, làm nhái. Vai trò của in nhãn decal không chỉ có thể. Nó mang lại nhiều lợi ích trong kinh doanh hơn thế mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.
Có thể nói, bất kỳ ngành hàng nào kinh doanh sản phẩm cũng đều cần in nhãn decal để đảm bảo cho công việc kinh doanh thuận lợi. Nhờ đó, khách hàng ngày càng tin tưởng thương hiệu, tỷ lệ mua hàng trở lại cao hơn.
>> XEM THÊM: banner sản phẩm
Tem nhãn decal thường bao gồm một số thông tin cơ bản sau: tên hàng hóa, logo sản phẩm, nhà sản xuất và địa chỉ sản xuất, thành phần của sản phẩm, tác dụng của sản phẩm, cách dùng và hướng dẫn bảo quản, thời gian sản xuất và hạn sử dụng.
Tùy theo mỗi sản phẩm mà thông tin nhãn decal sẽ nhiều ít khác nhau nhưng sẽ đảm bảo trên bao bì đầy đủ các thông tin này để người dùng nắm bắt được sản phẩm cũng như cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Việc cung cấp các thông tin không chỉ để đảm bảo theo quy định của pháp luật mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.
>> XEM THÊM: túi đựng quà
In nhãn decal bằng giấy là phổ biến nhất hiện nay do chi phí thấp. Chất liệu giấy làm tem nhãn có màu trắng, bóng sáng, mặt sau có nhất nhựa cố định. Tuy nhiên, sử dụng decal giấy chỉ trong thời gian ngắn và dưới môi trường khô ráo, sạch sẽ.
In nhãn decal bằng nhựa PP phổ biến thứ 2 sau chất liệu giấy. Nhựa pp (Polypropylene) có độ dày 3 mil (0.076 mm), màu trắng, mặt sau có chất dính chắc chắn, kháng nhiệt đến 175 oF (80oC). Ưu điểm của nhựa PP là chịu được điều kiện khắc nghiệt bên ngoài.
Nhựa Polyester phù hợp cho việc in nhãn decal yêu cầu độ bền cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt bên ngoài. Chất liệu này có đặc điểm: màu trắng, dày 3 mil (0.076 mm), phía sau có chất dính chắc chắn, kháng nhiệt tốt đến 270oF (132oC), kháng được các chất hóa học có nguồn gốc từ dầu và một số dung môi nhẹ.
Chất liệu nhựa Vinyl thường được ứng dụng cho in mã vạch bảo mật do khó làm hỏng hoặc tách rời. Chúng có màu trắng, dễ vỡ, kết dính cao, nếu cố tình bóc tem nó sẽ vỡ ra thành từng mảnh nhỏ.
Đặc điểm của chất liệu này là loại giấy bạc mờ, độ dày 2 mil (0.05 mm). Chất liệu này có khả năng chống chịu nhiệt và hóa chất cao. Nếu sản phẩm đòi hỏi tính thẩm mỹ thì đây là một lựa chọn thay thế cho tem nhãn trắng.
>> XEM THÊM: thẻ đeo nhân viên
Kích thước in nhãn decal đa dạng phụ thuộc vào hình dạng của chiếc tem.
Như vậy, chất liệu in nhãn decal khá đa dạng và có những đặc điểm riêng. Tùy theo nhu cầu, mục đích, ngân sách mà doanh nghiệp có sự lựa chọn các chất liệu khác nhau. Hy vọng, các thông tin trên hữu ích cho các doanh nghiệp hiểu hơn về tầm quan trọng của in nhãn decal cũng như phân biệt các chất liệu sử dụng trong in ấn tem nhãn để ứng dụng trong việc in ấn của doanh nghiệp mình.
>> XEM THÊM: thẻ tích điểm